Điều 32 Luật quảng cáo là điều luật mà mọi nhà đầu tư, doanh nghiệp đã, đang và sẽ có ý định triển khai quảng cáo trên phương tiện giao thông cần nắm rõ. Trong bài viết dưới đây, Sixth Sense Media sẽ có một số phân tích, giúp bạn hiểu và thực hiện quảng cáo theo đúng Luật dễ dàng hơn.
Điều 32 Luật quảng cáo được biết đến là Luật quảng cáo trên phương tiện giao thông. Điều đó đồng nghĩa với việc tất cả các loại phương tiện giao thông tham gia làm quảng cáo đều cần tuân thủ theo điều luật này.
Cụ thể, dựa theo tình hình quảng cáo thực tế ở Việt Nam, các nhà đầu tư sử dụng những hình thức quảng cáo trên phương tiện giao thông dưới đây cần lưu tâm đến Điều 32 Luật quảng cáo là:
Điều 32 Luật quảng cáo nằm trong Luật quảng cáo số 16/2012/QH13 có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Dưới đây là trích dẫn nguyên văn về điều luật để các nhà đầu tư nắm rõ:
“Điều 32. Quảng cáo trên phương tiện giao thông
- Việc quảng cáo trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về giao thông.
- Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông. Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông. Việc thể hiện biểu trưng, lô-gô, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc hãng xe trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông.”
Nếu chỉ đọc Điều 32 Luật quảng cáo được trích dẫn như ở trên đây, ắt hẳn sẽ có nhiều doanh nghiệp còn thắc mắc về cách triển khai cụ thể. Vì thế, để các doanh nghiệp đầu tư có thể dễ dàng thực hiện quảng cáo theo đúng Luật, Sixth Sense Media xin được thống kê lại những điều đáng chú ý nhất cần nắm rõ trong Luật quảng cáo trên phương tiện giao thông.
Vị trí thực tế mà nhà đầu tư có thể triển khai quảng cáo là:
Trong Điều 32 Luật quảng cáo đã quy định rõ: “Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông”. Vậy trên thực tế, 50% diện tích mỗi mặt cụ thể là như thế nào?
Để nhà đầu tư dễ hình dung, chúng tôi xin được gợi ý về diện tích, kích thước quảng cáo cụ thể:
Để hiểu rõ hơn về Luật quảng cáo trên phương tiện giao thông, ngoài Điều 32 Luật quảng cáo, nhà đầu tư còn cần biết về thủ tục xin giấy phép quảng cáo trên các loại phương tiện này.
Một tin vui là theo Công văn số 2310/BVHTTDL-VHCS, từ ngày 1/1/2013, chính thức bãi bỏ việc cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên phương tiện giao thông, thay bằng thủ tục tiếp nhận nội dung thông báo sản phẩm quảng cáo.
Có thể thấy, từ Điều 32 Luật quảng cáo, cho tới các quy định mở rộng trong Luật quảng cáo trên phương tiện giao thông đã tạo ra những thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp. Vì thế, nhà đầu tư cần nghiêm túc thực hiện theo đúng các quy định đã được nêu ra như trên.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, Sixth Sense Media luôn ở đây để sẵn sàng giải đáp, chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp!
Công ty CP Truyền thông Giác quan Thứ Sáu – SIXTH SENSE MEDIA
VP Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 3, số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (0243) 237 3692
Hotline: 0982 513 898
VP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 459 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TPHCM
Tel: (08) 88 589 489
Hotline: 0934 519 516
Email: contact@ssm.vn